Khu Đề xuất BTTN Đồng Tháp Mười

Tên khác:

Đồng Tháp Mười

Tỉnh:

Tiền Giang

Diện tích:

153 ha

Toạ độ:

10°32'N, 106°09'E

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Đồng bằng sông Cửu Long

Có quyết định của chính phủ:

Không

Đã thành lập Ban quản lý:

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

B, C

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi

Không

Bản đồ vùng:

Không


Lịch sử hình thành

Đồng Tháp Mười thuộc địa phận huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, khu vực chưa từng được đề cập trong hệ thống các khu bảo vệ quốc gia. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư xây dựng thành lập khu rừng đặc dụng đã được triển khai tại khu vực từ năm 1999, sau đó, ban quản lý đã được thành lập theo Quyết định số 815/XD-UB của UBND tỉnh Tiền Giang ngày 22/03/2000.

Theo ban quản lý (2003), tiêu chí, mục đích thành lập khu bảo tồn thiên nhiên là nhằm "bảo vệ hệ sinh thái" trong vùng, và được xem như một khu bảo tồn thiên nhiên. Tổng diện tích của khu bảo tồn là 153 ha và 1.800 ha vùng đệm. Đồng Tháp Mười trực thuộc sự quản lý của Sở NN và PTNT tỉnh Tiền Giang.

Địa hình và thuỷ văn

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Đồng Tháp Mười nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với địa hình bằng phẳng. Chế độ thủy văn đặc trưng với hiện tượng lũ lụt xẩy ra hàng năm, hệ thống kênh, rạch chằng chịt và các sinh cảnh tự nhiên đã bị tác động. Trong những năm gần đây, khoảng thời gian lũ lụt trong năm đã giảm trong hầu hết khu vực, tuy nhiên các tác động sinh thái học lại tăng cao với hình thức đa dạng.

Đa dạng sinh học

Đồng Tháp Mười là nơi cuối cùng còn tồn tại hệ sinh thái điển hình rừng lau sậy ngập nước, là một trong số các hệ sinh thái đất ngập nước hiện còn khoảng 700.000 ha ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và Long An (Buckton et al. 1999). Trước đây, hệ sinh thái này đặc trưng bởi các trảng cỏ ngập nước theo mùa, hiện đã bị biến thành đất nông nghiệp trong hầu hết khu vực. Bên cạnh đó Khu Đồng Tháp Mười - Tiền Giang cùng với VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) và khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Láng Sen (Long An) là nơi lưu giữ những sinh cảnh tự nhiên còn lại của hệ sinh thái độc đáo vùng Đồng Tháp Mười.

Hiện tại Đồng Tháp Mười vẫn chưa được điều tra, nghiên cứu, tuy nhiên, khu vực rất có thể chứa đựng các quần xã động thực vật tương tự như ở Tràm Chim và Láng Sen. Với diện tích tương đối nhỏ, tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học lâu dài của khu vực sẽ không cao, Đồng Tháp Mười chỉ là ví dụ điển hình của hệ sinh thái rừng lau sậy ngập nước.

Các vấn đề bảo tồn

Có rất ít thông tin liên quan đến các vấn đề bảo tồn tại khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, xem xét tác động từ các khu vực lân cận có sinh cảnh rừng lau sậy ngập nước cho thấy các mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học tại khu vực là việc biến đổi các sinh cảnh sống (đặc biệt là các trảng cỏ ngập nước theo mùa) thành đất nông nghiệp hoặc trồng rừng bằng các loài Tràm (Melaleuca), khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và thay đổi hệ sinh thái đất ngập nước thông qua việc thay đổi dòng chảy của hệ thống kênh rạch.

Các giá trị khác

Như một số ít các khu vực khác trong vùng còn tồn tại các sinh cảnh bán tự nhiên tại đồng bằng sông Mê Kông, Đồng Tháp Mười có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, giáo dục bảo tồn và nghiên cứu khoa học.

Các dự án có liên quan

Không có thông tin.

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Đồng Tháp Mười không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do khu vực không đáp ứng được các tiêu chí về tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

 

AII

 

BI

Đề xuất vào hệ thống rừng đặc dụng

BII

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

BIII

Thuộc sự quản lý của UBND tỉnh

CI

Ban quản lý đã thành lập

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa thực hiện bào cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

 

B

 

C

 

D

 

Tài liệu tham khảo

Không.




Click here to download pdf file