Vườn Quốc gia U Minh Thượng
Lịch sử hình thành VQG U Minh Thượng được thành lập theo quyết định của Chính phủ Việt Nam năm 1993 (Buckton et al. 1999). Cùng năm này, kế hoạch đầu tư đã được Bộ Lâm nghiệp trước đây thẩm định và phê duyệt (Cục Kiểm lâm, 1998). Năm sau đó, Khu Bảo tồn Thiên nhiên U Minh Thượng và Hội đồng Quản lý Khu Di tích Lịch sử đã được thành lập để giám sát về tổ chức khu vực và quản lý nguồn kinh phí của Chính phủ thông qua Chương trình 327 quốc gia (N. Sage và M. Greve, 2000). Ngày 14/01/2002, Quyết định số 11/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng khu BTTN U Minh Thượng thành Vườn Quốc gia. Theo Quyết định này, tổng diện tích khu vực là 8.053 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 7.838 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 200 ha, phân khu hành chính, dịch vụ là 15 ha. Ngoài ra, vùng đệm có diện tích 13.069 ha. Cũng theo Quyết định này, VQG U Minh Thượng thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Kiên Giang. Theo bản kế hoạch đầu tư mới, Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên U Minh Thượng và Hội đồng quản lý khu di tích lịch sử đã được cấu trúc lại thành Ban quản lý VQG theo Quyết định số 49/QĐ-UB ngày 8/7/2002 của UBND tỉnh. Hiện tại, Ban quản lý có 58 cán bộ và 8 trạm bảo vệ rừng. Bản kế hoạch đầu tư mới đã được xây dựng năm 2003 (Thái Thành Lượm, Giám đốc VQG U Minh Thượng, 2003). U Minh Thượng có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 8.053 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. Địa hình và thủy văn Vườn Quốc gia U Minh Thượng nằm ở xã An Minh Bắc, huyện An Minh và xã Minh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 365 km về phía tây nam. VQG U Minh Thượng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, độ cao của cả vùng chỉ một vài mét. U Minh Thượng ở phía Bắc của một vùng đầm lầy than bùn rộng lớn ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Vùng đầm lầy than bùn kia là Vồ Dơi trong vùng U Minh Hạ cách 30 km về phía nam. VQG U Minh Thượng nằm ở trong vùng ngập nước ngọt, bao gồm rừng trên đất than bùn, trảng cỏ ngập nước theo mùa và vùng đầm lầy trống. Đất chiếm một phần lớn diện tích U Minh Thượng, kiểu đất này khi lộ ra trong không khí bị oxy hoá và tạo thành a-xit sunfuric. Mặc dù là vùng đất phèn nhưng nước ở vùng lõi hầu hết là nước trung tính (pH 6-7) do có tỉ lệ che phủ rừng cao. Tuy nhiên, ở vùng đệm, rừng đã bị phát quang trên diện rộng nên nước mang tính a-xit rất cao (pH 3-4). Tầng đất mặt bao bởi lớp than bùn dầy từ 1-3 m. Những nơi mới bị đốt cháy, lớp than bùn bị mất và tầng đất mặt mỏng hơn, và thường hình thành dạng đầm lầy. ở những vùng đã bị phát quang lấy đất canh tác nông nghiệp, lớp than bùn đang bị oxy hoá và độ dày giảm đi (Safford et al. 1998). Vùng lõi của VQG U Minh Thượng được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch và đê với nhiều cửa cống để điều chỉnh mực nước. Nước được tháo ra trong mùa mưa và được giữ lại vào các thời điểm khác của năm. Điều này đã làm giảm sự oxy hoá và giữ cho lớp than không bị mỏng đi và giảm nguy cơ cháy rừng. Đa dạng sinh học VQG U Minh Thượng là nơi có diện tích rừng đáng kể trên đầm lầy than bùn còn lại của Việt Nam và là một trong ba vùng ưu tiên bảo tồn đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long (Buckton et al. 1999). Trần Triết (2000) đã xác định thảm thực vật của vùng lõi thành 4 kiểu: rừng ưu thế bởi Tràm Melaleuca cajuputi trên đất than bùn và đất khoáng; trảng cỏ ngập nước theo mùa ưu thể bởi Sậy Phragmites vallatoria và Năng ngọt Eleocharis dulcis; vùng đầm lầy trống trải ưu thế bởi các loài Súng Nymphaea nouchali, Bèo cái Pistia stratiotes, Bèo tai chuột Salvinia cucullata và Thủy hương Typha domingensis; và các kênh rạch và suối tự nhiên. Thảm thực vật ở vùng đệm là trảng cỏ ngập nước theo mùa, các đầm lầy trống trải, rừng tràm trồng, đất nông nghiệp và các ao cá và hệ thống kênh rạch. U Minh Thượng có khu hệ thực vật đa dạng, bao gồm nhiều loài hiếm và đặc hữu. Trần Triết (2000) đã ghi nhận 226 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó loài Bèo tấm nhọn Lemna tenera, là loài hiếm trong vùng Đông Nam Á nhưng ở U Minh Thượng lại rất phổ biến. Rừng và đất ngập nước ở U Minh Thượng có nhiều loài động vật hiếm và đang bị đe doạ tuyệt chủng. Ngoại trừ các loài chim, khu hệ động vật VQG U Minh Thượng ít được chú ý trước khi đợt khảo sát động vật tháng 10 và tháng 12 năm 2000 (N. Sage và M. Greve, 2000). Trong đợt khảo sát này, các chuyên gia đã tập trung thu thập thông tin về hiện trạng về loài Cá sấu xiêm Crocodylus siamensis và Cá sấu hoa cà C. porosus trong VQG. Tuy nhiên, kết quả của đợt khảo sát đã cho thấy không hề có loài nào được ghi nhận tại khu vực trong vòng 30 năm qua (Stuart et al. (2002). Điều tra sơ bộ vào tháng 3/2000 đã thu nhận bằng chứng về sự hiện diện của loài Thiếu dữ liệu trên toàn cầu (DD) là Rái cá lông mũi Lutra sumatrana ở U Minh Thượng (Nguyễn Xuân Đặng et al. 2000). Đoàn khảo sát cũng tìm thấy bằng chứng của Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea, Tê tê Java Manis javanicus và Cầy dông sọc Viverra megaspila ở U Minh Thượng (Nguyễn Xuân Đặng et al. 2000). Tầm quan trọng bảo tồn của VQG U Minh Thượng nổi bật bởi sự đa dạng của các loài chim. Trong đợt khảo sát các vùng đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long do Chương trình BirdLife Quốc tế và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR) thực hiện, U Minh Thượng có số loài chim phong phú nhất trong các điểm điều tra (Buckton et al. 1999). Hiện tại có 187 loài chim đã ghi nhận tại U Minh Thượng, bao gồm 9 loài bị đe dọa toàn cầu hoặc gần bị đe dọa toàn cầu như Điềng điễng Anhinga melanogaster, Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis, Giang sen Mycteria leucocephala, Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus, Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus, Quắm đen Plegadis falcinellus, Đại bàng đen Aquila clanga, Diều cá Ichthyophaga ichthyaetus, Rồng rộc vàng Ploceus hypoxanthus (Safford et al. 1998, Buckton et al. 1999, Nguyễn Phúc Bảo Hòa 2000). VQG U Minh Thượng cũng là nơi tập trung số lượng lớn quần thể toàn cầu của một số loài chim nuớc phổ biến như Xít Porphyrio porphyrio, Cốc đen Phalacrocorax niger, Diệc lửa Ardea purpurea và Quắm đen Plegadis falcinellus. Do có tầm quan trọng Quốc tế về công tác bảo tồn chim, U Minh Thượng đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam (Tordoff 2002). Các vấn đề về bảo tồn Mối đe dọa chủ yếu đối với đa dạng sinh học của VQG U Minh Thượng có thể chia thành 4 nhóm: cháy rừng, than bùn bị khô, săn bắn và phát triển du lịch. Năm 2002, hàng loạt các vụ cháy rừng ở quy mô lớn đã phá hủy hầu hết diện tích rừng Tràm trong VQG (Vietnam News, 2002b,h). Trong khi cháy rừng là một nhân tố tự nhiên của rừng Tràm và tình trạng cháy rừng vẫn diễn ra định kỳ hàng năm, cơ chế quản lý, kiểm soát chế độ thủy văn không phù hợp, đã để mức nước tại các con kênh rạch quá thấp trong mùa khô làm lộ ra lớp than bùn, do vậy thảm họa cháy rừng đã liên tiếp xẩy ra vào năm 2002 tại khu vực. Tình trạng cháy rừng nếu còn tiếp tục trong thời gian tới thì rất có thể sẽ phá hủy tất cả diện tích rừng Tràm tự nhiên còn sót lại. Chính vì vậy Tordoff (2002) đã kiến nghị rằng, việc quản lý hệ thống thủy lợi cần phải quan tâm tránh để cho mức nước quá thấp làm lộ lớp than bùn và cần phải bảo quản tài nguyên nước ngọt cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Ngoài ra, không nên xây dựng các con kênh mới trong VQG, nếu có sẽ làm tăng mối đe dọa cháy rừng cho khu vực, đồng thời làm tăng sức ép từ cộng đồng dân cư trong vùng. Điều rất quan trọng là việc phục hồi các sinh cảnh tại VQG phải dựa trên quá trình tái sinh rừng tự nhiên, không nên tiến hành trồng rừng nhằm giảm các mối đe dọa của các loài ngoại lai. Mối đe dọa chính thứ hai đối với đa dạng sinh học ở U Minh Thượng là sự thoái hoá và phá vỡ lớp than bùn và ngăn chặn quá trình hình thành than bùn do mực nước quanh năm bị rút thấp. Sự khô của lớp than bùn càng làm tăng khả năng cháy rừng trên đầm than bùn. Vì thế, dự án CARE đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về thuỷ văn và các hoạt động giám sát để hình thành kế hoạch quản lý nguồn nước nhằm duy trì độ ẩm của đất than bùn quanh năm. Mục tiêu quản lý khác là cung cấp nhu cầu sự cân bằng nước đối với các cộng đồng vùng đệm trong mùa khô, trong việc bù đắp sự thiếu hụt đối với các loài cá và các sản phẩm của rừng trong phạm vi vùng đệm (N. Sage và M. Greve, 2000). Mối đe dọa thứ ba đối với đa dạng sinh học ở U Minh Thượng là săn bắn và bẫy các loài thú, bò sát và chim bất hợp pháp. Các hoạt động này do dân địa phương hoặc các nhóm người từ bên ngoài. Nghèo đói là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hoạt động bất hợp pháp, việc phát triển buôn bán trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã là nhân tố hỗ trợ cho các hoạt động săn bắn và bẫy. Ngoài hoạt động khai thác động vật hoang dã, một hoạt động bất hợp pháp của con người cũng đang đe dọa U Minh Thượng là việc chuyển hóa đất ngập nước trong vùng lõi của khu bảo tồn thành đất canh tác nông nghiệp (N. Sage và M. Greve, 2000). Mối đe dọa chính cuối cùng đối với đa dạng sinh học là kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng dành cho du lịch trong vùng lõi của VQG. Những cơ sở hạ tầng đã được quy hoạch phát triển bao gồm cả việc xây dựng đường rải nhựa vào trung tâm vùng lõi và xây dựng tượng đài tại đây. Những kế hoạch này vi phạm các quy chế quản lý rừng đặc dụng (N. Sage and M. Greve in litt. 2000). Tordoff (2002) cũng cho rằng, tất cả các kế hoạch phát triển tại VQG cần phải được đánh giá kỹ về tác động môi trường, ảnh hưởng đến khu hệ động thực vật trong vùng. Phía tây bắc trong vùng đệm có diện tích 1.190 ha, khu này thông thường được gọi là "rừng trại giam" hoặc "sân chim". Đây là khu vực không có dân cư và là nơi có một trong những sân chim lớn và quan trọng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Phúc Bảo Hòa, 2000, N. Sage và M. Greve, 2000). Khu vực hiện tại do Sở Công an tỉnh Kiên Giang quản lý (N. Sage và M. Greve, 2000). Buckton et al. (1999) đã kiến nghị rằng, mặc dù khu vực hiện được quản lý có hiệu quả nhưng nên sát nhập với VQG nhằm bảo tồn tính toàn vẹn của khu vực một cách lâu dài. Các giá trị khác Rừng tràm ở vùng đệm của VQG U Minh Thượng có diện tích rộng lớn (13.069 ha), đóng vai trò quan trọng duy trì chất lượng đất và nước cho vùng đệm và ngăn ngừa a-xit hoá lớp đất mặt và nước nổi, lọc nước trong đất, và dự trữ nước ngọt trong mùa khô. Ngoài ra, ít nhất cũng có 8 loài cá có giá trị kinh tế đã tìm thấy tại U Minh Thượng. Điều đó đã làm cho đất ngập nước ở U Minh Thượng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho các hộ nghèo sống ở vùng đệm (N. Sage và M. Greve, 2000). U Minh Thượng có giá trị lịch sử lớn lao, nơi đây là cơ sở cách mạng trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Hầu như rừng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long đã bị mất, U Minh Thượng là một trong số ít nơi du khách có thể tạn mắt nhìn thấy cảnh quan rừng Tràm tự nhiên. Hơn nữa, các di vật khảo cổ còn lưu lại có niên đại của nền văn hoá Ốc Eo đã được phát hiện ở đây. Các dự án có liên quan Từ năm 1998 đến 2003, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã hợp tác với Sở NN&PTNT Kiên Giang thực hiện Dự án Phát triển cộng đồng và bảo tồn U Minh Thượng do Danida tài trợ. Dự án nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiện có và tính đa dạng sinh học của VQG U Minh Thượng thông qua tăng cường năng lực cho Ban quản lý và nâng cao đời sống của các cộng đồng vùng đệm, qua đó làm giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên của VQG. Ngoài ra dự án cũng tìm cách nâng cao năng lực địa phương trong nghiên cứu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và kiến thức bảo tồn, qua việc cung cấp để phát triển quản lý tốt và bền vững VQG và thực hành quản lý khu bảo vệ và sinh cảnh (N. Sage và M. Greve, 2000). Hiện tại VQG U Minh Thượng đang triển khai dự án do Chính phủ tài trợ nhằm phục hồi diện tích rừng Tràm đã mất và bị phá hủy trong các đợt cháy rừng năm 2002, đồng thời cải thiện đời sống cho dân cư vùng đệm. Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá. Kế hoạch quản lý Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF U Minh Thượng phù hợp để được nhận tài trợ VCF do đáp ứng được các tiêu chí A, B và C.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian Development Bank. Anon. (1998) Environmental review of proposed sources of growth for sustainable agriculture and biodiversity protection in the U Minh and Plain of Reeds sub-regions of the Mekong Delta. Vancouver: Global Environmental Consultants Ltd.. Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (1999) The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme. Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (2000) "The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta". Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme. In Vietnamese. CARE International in Vietnam (1998) U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project. Chandler, G. (1999) Proposals for a community development program. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project. FIPI and BirdLife International Vietnam Programme (2000) Guidelines for feasibility studies and investment plans for the designation of Special-use Forests. Hanoi: Forest Inventory and Planning Institute and the BirdLife International Vietnam Programme. Leedman, A. and Nguyen Phuc Bao Hoa (2001) U Minh Thuong Nature Reserve, Vietnam. OBC Bulletin 33 (suppl.): 14-16. Nguyen Phuc Bao Hoa (2000) Report on the bird monitoring program. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project. Nguyen Xuan Dang, Pham Trong Anh and Le Hong Tuyen (2000) Results of otter survey in U Minh Thuong Nature Reserve, Kien Giang province, Vietnam, 1 to 30 March 2000. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project. Safford, R. (1999) Biodiversity and habitat survey and monitoring strategy for U Minh Thuong Nature Reserve. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project. Safford, R. and Maltby, E. (2000) Habitat and biodiversity monitoring: a manual for U Minh Thuong. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project Safford, R. J., Tran Triet, Maltby, E. and Duong Van Ni (1998) Status, biodiversity and management of the U Minh wetlands, Vietnam. Tropical Biodiversity 5(3): 217-244. Scott, D. A. (1989) A directory of Asian wetlands. Gland: IUCN. Stuart, B. L., Hayes, B., Bui Huu Manh and Platt, S. G. (2002) Status of crocodiles in the U Minh Thuong Nature Reserve, southern Vietnam. Pacific Conservation Biology 8: 62-65. Thompson, J. (1999) Hydrometeorological instrumentation manual. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project. Tordoff, A. W. ed. (2002) Directory of important bird areas in Vietnam: key sites for conservation. Hanoi: BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources. Tran Triet (2000) Vegetation of U Minh Thuong Nature Reserve. Unpublished report to the U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and Community Development Project. Vietnam News (2002a) All hands on deck as forest fire rages on. Vietnam News 5 April 2002. Vietnam News (2002b) Army, police join forces to save U Minh forest. Vietnam News 18 April 2002. Vietnam News (2002c) Denmark helps U Minh. Vietnam News 26 August 2002. Vietnam News (2002d) Fire brigades struggle to isolate raging forest fires. Vietnam News 8 April 2002. Vietnam News (2002e) Fires rage again in beleaguered U Minh Thuong National Park. Vietnam News 11 May 2002. Vietnam News (2002f) Govt seeks national, international aid to combat raging forest fires. Vietnam News 4 April 2002. Vietnam News (2002g) Heavy rain offers massive respite to local firefighters. Vietnam News 17 April 2002. Vietnam News (2002h) Large areas of U Minh Thuong National Park razed by fires. Vietnam News 26 January 2002. Vietnam News (2002i) Lung Ngoc Hoang recognised as a marine reserve. Vietnam News, 18 January 2002. Vietnam News (2002j) Phu Quoc tries to lure more tourists. Vietnam News, 19 January 2002. Vietnam News (2002k) U Minh Thuong forest blazes again, distant water sources hinder fight. Vietnam News 30 March 2002. Vietnam News (2002l) U Minh Thuong's offers face survival fight. Vietnam News 23 March 2002.
| ||||||||||||||||||||||||||||