Khu BTTN Vồ Dơi

Tên khác:

U Minh Hạ, Rừng U Minh

Tỉnh:

Cà Mau

Diện tích:

3.689 ha

Tọa độ:

9011' - 9014' N, 104043' - 104055' E

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Đồng bằng sông Cửu Long

Có quyết định của Chính phủ:

Có

Đã thành lập Ban Quản lý:

Có

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Có

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

A, B, C

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Không


Lịch sử hình thành

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vồ Dơi được thành lập với diện tích 2.000 ha theo Quyết định Số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ), ngày 09/08/1986 (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 1997). Tên gọi của khu bảo tồn theo Quyết định này là U Minh. Dự án đầu tư cho khu bảo tồn được Phân Viện Điều tra Quy hoạch Rừng II (Thành phố Hồ Chí Minh) hoàn thiện vào năm 1990, và tên gọi Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vồ Dơi cũng có từ đó (Anon. 1990). Dự án đầu tư này đã được Bộ Lâm nghiệp thẩm định, kèm theo Quyết định Số 411/LN-QĐ, ngày 18/09/1992. Đồng thời dự án đầu tư cũng được Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư, Ban quản lý khu bảo tồn cũng được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Minh Hải (trước đâu) (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, 2000). Hiện tại, Ban quản lý có 27 cán bộ, 5 trạm bảo vệ và thuộc sự quản lý của Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau (2003).

Vồ Dơi có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm – Bộ NN&PTNT với diện tích 3.394 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), diện tích khu bảo tồn thiên nhiên là 3.689 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 2.531 ha, phân khu phục hồi sinh thái là 294 ha và phân khu dịch vụ, hành chính là 864 ha.

Địa hình và thuỷ văn

Khu BTTN Vồ Dơi nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, có độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển chỉ 2,5 m. Vồ Dơi thuộc vùng U Minh Hạ, là vùng phía nam của một trong đầm lầy than bùn rộng lớn của các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Vùng đầm lầy than bùn kia là U Minh Thượng cách Vồ Dơi 30 km về phái Bắc. Khu bảo tồn là vùng đất ngập nước theo mùa, do đó, thảm thực vật ở đây là hỗn hợp rừng tràm, trảng cỏ ngập nước theo mùa và đầm lầy trống.

Đa dạng sinh học

Tại khu Vồ Dơi có 3 kiểu thảm thực vật chính, đó là rừng tràm bán tự nhiên, rừng tràm trồng, và đồng cỏ ngập nước theo mùa. Rừng tràm bán tự nhiên chiếm phần lớn diện tích ở phía tây khu bảo tồn. Loài cây ưu thế là Tràm Melaleuca cajuputi, ngoài ra vẫn thấy sự hiện diện của một số loài cây gỗ khác như Bùi Ilex cymosa và Mớp Alstonia spathulata. Rừng tràm trồng có độ tuổi khác nhau phân bố ở phía đông khu bảo tồn. Còn ở trung tâm khu bảo tồn có vùng đồng cỏ xen kẽ tràm lùn, non, và các cây tràm tái sinh tự nhiên. Trảng cỏ phổ biến nhất gặp ưu thế bởi các loài Eleocharis dulcis, cùng với Cyperus halpan, C. polystachyos, Fuirena umbellata, Philydrum lanuginosum và Sậy  Phragmites vallatoria. Trên các vùng đất cao ưu thế bởi loài Sậy P. vallatoria (Buckton et al. 1999).

Khu BTTN Vồ Dơi và vùng phụ cận có khu hệ chim phong phú về thành phần loài. Đặc biệt tại khu vực này các loài chim nước có mật độ cao, cụ thể là các loài Cò đen, Cò lùn (Ixobrychus và Dupetor), Gà lôi nước Metopidius indicus và Xít Porphyrio porphyrio. Tại đây đã tìm thấy loài Già đẫy, nhưng có lẽ chỉ có loài Già đẫy java Leptoptilos javanicus. Loài này đã từng sinh sống tại Vồ Dơi trước đây, nhưng hiện nay chưa gặp lại. Tuy nhiên, chúng vẫn còn đâu đó ở khu vực phía bắc nằm bên ngoài khu bảo tồn. Thêm vào đó, loài Hạc cổ trắng Ciconia episcopus cũng đã được ghi nhận ở phía bắc khu bảo tồn, đó là nơi có khả năng chúng làm tổ. Các nguyên nhân làm thiếu vắng các loài chim nước có kính thước lớn trong vùng chưa được biết rõ, nhưng có thể do sự tác động và sự suy thoái của vùng cư trú trong quá khứ, đặc biệt là nạn cháy rừng (Buckton et al. 1999).

Các vấn đề về bảo tồn

Vồ Dơi hiện được bảo vệ tương đối tốt, nhân dân địa phương nhận thức được đây là khu bảo tồn thiên nhiên (Buckton et al. 1999).

Theo nhận định của các cán bộ công tác tại đây, thì nguyên nhân đe dọa chính đến khu bảo tồn là cháy rừng. Năm 2002, hàng loạt các vụ cháy rừng đã xẩy ra làm mất đi một số diện tích rừng Tràm tại khu vực lân cận (Vietnam News 2002a,b,c). Thông qua việc thu mật ong diễn ra khắp nơi trong khu bảo tồn, cho thấy một trong các nguyên nhân gây cháy là do sử dụng mồi lửa. Do vậy cần kiểm soát việc thu mật ong và nhất là cấm tuyệt đối việc dùng lửa trong rừng tràm vào mùa khô hạn. Tại đây còn được thông báo là một số điểm trong khu bảo tồn có hiện tượng cây tràm  chết hàng loạt mà nguyên nhân chưa rõ (Buckton et al. 1999).

Khu BTTN Vồ Dơi cùng chung ranh giới  phía bắc với 2 lâm trường quốc doanh là Lâm trường U Minh III và Lâm trường Trần Văn Thời. Nếu tính gộp cả 3 khu này lại thì diện tích vùng rừng tràm trên nền than bùn này của cả vùng U Minh Hạ sẽ chiếm đến 10.991 ha. Tỉnh Cà Mau đã có đề nghị mở rộng Khu BTTN Vồ Dơi bao gồm phần lớn diện tích của hai lâm trường này, thực tế việc khai thác tràm thương phẩm tại các lâm trường này cũng chỉ mới bắt đầu không lâu. Việc mở rộng diện tích như vậy sẽ làm tăng thêm tiềm năng cho khu bảo tồn như việc gia tăng diện tích tràm trồng lâu năm, đồng cỏ ngập nước theo mùa, và diện tích vùng sinh lầy bên trong khu bảo tồn (Buckton et al. 1999).

Theo đề nghị của nhóm cán bộ điều tra (Buckton et al. 1999) thì khi Vồ Dơi được mở rộng về phía Bắc với diện tích đề xuất nói trên, thì Khu BTTN Vồ Dơi xứng đáng được công nhận là khu vực đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo quy định của công ước Ramsar.

Các giá trị khác

Thu mật ong là hoạt động kinh tế mang tính bền vững đầy tiềm năng đối với rừng tràm. Tuy nhiên cần có cách kiểm soát để tránh được những ảnh hưởng tiêu cực và bảo tồn được giá trị đan dạng sinh học của vùng.

Khu BTTN Vồ Dơi bị khô cạn do hệ thống kênh mương. Trong quá trình điều tra vào năm 1999, độ pH đo được trong khoảng từ 6,1 đến 6,3 cho thấy nước chưa bị nhiễm axit. Tuy nhiên, độ pH đo được ở mức nước còn lại trong các kênh bên ngoài là 3,1 đã chứng tỏ khả năng bị nhiễm axit là không phải không có, và qua đó đã cho thấy khu bảo tồn mang lại những ảnh hưởng có lợi đối với chất lượng nước của vùng này (Buckton et al. 1999).

Khu BTTN Vồ Dơi là một phần của cả vùng rừng ngập nước trên nền than bùn U Minh Hạ rộng lớn, đây là một kiểu hệ sinh thái không còn nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chưa có các điều kiện để phục vụ tham quan, nếu được quản lý và bảo vệ tốt, thì khu vực này sẽ có tiềm năng to lớn đối với lĩnh vực giải trí, giáo dục boả tồn và nghiên cứu khoa học.

Các dự án có liên quan

Trước năm 1999, Chương trình quốc gia 327 là nguồn ngân sách đầu tư chủ yếu cho mọi hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn. Từ năm 1999, nguồn kinh phí  chính là từ Chương trình 661 quốc gia.

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Vồ Dơi phù hợp để được nhận tài trợ VCF do đáp ứng được các tiêu chí A, B và C.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

LMF1 – Rừng đầm lầy U Minh Thượng

AII

 

BI

Quyết địn Số 194,CTngày 19/08/1986

BII

Bảo tồn thiên nhiên

BIII

Thuộc sự quản lý của UBND tỉnh

CI

Ban quản lý đã thành lập.

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

 

B

 

C

 

D

 

Tài liệu tham khảo

ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian Development Bank.

Anon. (1990) "Investment plan for Vo Doi Nature Reserve, Tran Van Thoi district, Minh Hai province". Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City Sub-FIPI. In Vietnamese.

Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (1999) The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme.

Buckton, S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu (2000) "The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta". Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme. In Vietnamese.

Hoang Van Thang and Truong Quang Tam (1998) Fauna and flora of Vo Doi and surrounding areas, Ca Mau province, 1998: biodiversity conservation. Unpublished report to WWF Indochina Programme and SIERES.

Safford, R. J., Tran Triet, Maltby, E. and Duong Van Ni (1998) Status, biodiversity and management of the U Minh wetlands, Vietnam. Tropical Biodiversity 5(3): 217-244.

Scott, D. A. (1989) A directory of Asian wetlands. Gland: IUCN.

Tran Truong Luu (1998) Vo Doi study area, Ca Mau province. Unpublished report to Research Institute for Aquaculture II.

Vietnam News (2002a) Army, police join forces to save U Minh forest. Vietnam News 18 April 2002.

Vietnam News (2002b) Firefighters' diligence ensures quick resolution to U Minh Ha forest blaze. Vietnam News 24 April 2002.

Vietnam News (2002c) U Minh Ha forest fire put out after protracted fight. Vietnam News 19 April 2002.

Vietnam News (2003) Wild animals return to Vo Doi forest. Vietnam News 9 April 2003.


Click here to download pdf file