Khu Đề xuất BTTN Bảo Thắng
Lịch sử hình thành Bảo Thắng không có trong bất kỳ quyết định nào của Chính phủ liên quan đến hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia (Bộ NN&PTNT, 1997, Cục Kiểm lâm, 2003). Tuy nhiên, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, với sự hỗ trợ từ dự án Tăng cường quản lý các khu bảo vệ tại Việt Nam của WWF chương trình Việt Nam, đã tiến hành đề xuất thành lập khu bảo tồn loài/sinh cảnh tại khu vực (đây là một trong các phân hạng của khu bảo tồn thiên nhiên) (SPAM, 2002). Đề xuất này được đưa vào chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng đã được tỉnh thông qua (UBND tỉnh Lào Cai, 2003). Hiện nay, kế hoạch đầu tư vẫn xây dựng và ban quản lý chưa được thành lập tại khu vực. Bảo Thắng hiện thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai (2003). Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai (2003), diện tích khu đề xuất bảo vệ là 13.429 ha nằm trên địa bàn các xã Phong Hải và Bản Cấm , huyện Bảo Thắng, xã Cốc Lý huyện Bắc Hà. Ngoài ra, vùng đệm của khu vực có diện tích 13.456 ha thuộc địa bàn xã Phong Niên huyện Bảo Thắng và các xã Bảo Nhai, Nậm Môn huyện Bắc Hà. Địa hình và thuỷ văn Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Bảo Thắng nằm ở khu vực miền núi phía bắc Việt Nam và về phía đông của Sông Hồng. Cả dự án SPAM (2002) và UBND tỉnh Lào Cai (2003) đều cho rằng khu đề xuất bảo vệ gồm cả khu vực núi đá vôi với rất nhiều hang động nằm dưới lòng đất. Đa dạng sinh học Theo dự án SPAM (2002), thảm thực vật của khu đề xuất bảo tồn thiên được đặc trưng bởi các loài Nghiến, có thể là loài Burretiodendron tonkinensis, loài cây đang bị đe dọa trên toàn cầu mức nguy cấp, đặc trưng cho khu vực rừng trên núi đá vôi bắc Việt Nam. Theo UBND tỉnh Lào Cai (2003), các đặc tính bảo tồn của khu đề xuất bảo vệ bao gồm "đây là khu vực mang tính đa dạng sinh học cao trong hệ sinh thái núi đá vôi bắc Việt Nam", và "tồn tại một vài loài Vượn" cũng như "một số loài khỉ sống trên núi đá vôi". Tuy nhiên, không cung cấp được nguồn số liệu liên quan. Các vấn đề bảo tồn Tổng số có 2.341 người hiện sinh sống bên trong khu đề xuất bảo vệ và hơn 13.015 người khác đang sống trong vùng đệm (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, 2003). Theo UBND tỉnh Lào Cai, khu vực hiện đang bị đe dọa bởi tình trạng khai thác lâm sản trái phép, săn bắn, phá rừng và thói quen chặt, đốt rừng làm nông nghiệp. Các giá trị khác UBND tỉnh Lào Cai cho rằng hoàn toàn có khả năng kết hợp các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của khu đề xuất bảo vệ với việc phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là bộ môn leo núi. Các dự án có liên quan Nằm trong chiến lược quản lý rừng đặc dụng của tỉnh, một số dự án đã được đề xuất cho khu đề xuất bảo vệ Bảo Thắng như (1) quản lý vùng đệm; (2) Xây dựng vườn thực vật; (3) quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng; (4) cung cấp các giải pháp lâm nghiệp cho các rừng nghèo; và (5) phát triển du lịch sinh thái (UBND tỉnh Lào Cai, 2003). Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá. Kế hoạch quản lý Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Bảo Thắng hiện không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do khu vực không đáp ứng được các tiêu chí có tầm quan trọng Quốc tế trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, khu vực chưa có các biện pháp quản lý bảo tồn phù hợp.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo Lao Cai PPC (2003) Management strategy for Special-use Forests in Lao Cai: 2003-2010. Lao Cai: Lao Cai Provincial People's Committee. SPAM (2002) Assessment of the Special-use Forest system and its management in Lao Cai province. Hanoi: Strengthening Protected Areas Management In Vietnam Project.
| ||||||||||||||||||||||||||||