Khu BTTN Pà Cò - Hang Kia
Lịch sử hình thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia thuộc các xã Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Bảo La, Cun Phèo và Piềng Ve, huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình (Chi cục Kiểm lâm Hoà Bình 2000). Pà Cò - Hang Kia là khu rừng đặc dụng có trong Quyết định 194/CT, ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Bộ NN& PTNT, 1997) với diện tích đề xuất 1.000 ha, mục tiêu bảo tồn là rừng trên núi đá vôi, các loài thực vật hạt trần và các loài động vật quý hiếm có trong vùng (Cao Văn Sung 1995). Dự án đầu tư khu bảo tồn do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng năm 1993 và sau đó đã được Bộ Lâm nghiệp thẩm định. Theo dự án đầu tư diện tích khu bảo tồn là 7.091 ha, trong đó 2.681 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.410 ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái (Dương Côi, 1993). Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập ngày 23/05/2000 theo Quyết định số 453/QĐ-UB của UBND tỉnh Hòa Bình. Hiện nay ban quản lý có 15 cán bộ và hai trạm bảo vệ rừng (Nguyễn Mạnh Dần, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pà Cò-Hang Kia, 2003). Pà Cò - Hang Kia có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN và PTNT với diện tích 7,091 ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. Khu bảo tồn thiên nhiên đang thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm Hoà Bình (Nguyễn Mạnh Dần, Giám đốc Khu BTTN Pà Cò - Hang Kia, 2003). Địa hình và thủy văn Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia ở phía tây tỉnh Hoà Bình, giáp ranh với tỉnh Sơn La. Khu vực là các khối núi đá vôi kéo dài theo hướng đông-nam từ Cao nguyên Sơn La tới Vườn Quốc gia Cúc Phương. Trong phạm vi khu bảo tồn có nhiều khối núi đá vôi cao, nhọn, đỉnh cao nhất tới 1.536m ở phía tây bắc khu vực, độ cao giảm dần về phía đông. Hầu hết khu bảo tồn ở độ cao trên 500m. Địa chất khu vực đặc trưng bởi đá vôi bị chia cắt bởi những phần nhỏ không phải đá vôi. Địa hình vùng đã bị xói mòn tạo nên những quả núi có bề mặt gồ ghề giữa các thung lũng tương đối bằng. Các thung lũng bằng nằm ở phía bắc khu bảo tồn là nơi định cư của nhiều hộ dân. Các sông suối trong khu bảo tồn chỉ tồn tại theo mùa, thậm chí ngay cả ở các thung lũng có dân sinh sống. Nguồn nước cạn kiệt vào mùa khô, nước mưa bị hấp thụ nhanh chóng vào hệ thống suối ngầm dưới lòng đất. Đa dạng sinh học Theo Trần Lê Hùng et al. (1994), "khu bảo tồn hiện còn hàng trăm héc-ta rừng nguyên sinh ở những vùng núi đá vôi không thể đến được cũng như ở các đỉnh núi cao". Tuy nhiên, phần lớn rừng trong khu bảo tồn chỉ còn ở các đỉnh núi, trong khi ở các thung lũng thấp hầu hết các diện tích rừng đã bị chuyển đổi thành đất trồng lúa nước, còn ở các sườn núi độ cao tương đối thấp, ít dốc là các nương ngô, sắn. Có ba loài phong lan mới cho khoa học mới được mô tả tại khu vực này, ngoài ra khu vực còn có thể là nơi phân bố của một số loài thực vật quí hiếm khác có giá trị bảo tồn. Tuy nhiên, do các vùng rừng ở đây đang bị tác động và bị chia cắt mạnh, và vẫn đang tiếp tục bị suy giảm do tác động của con người, bởi vậy không có vẻ như Pà Cò - Hang Kia có tầm quan trọng đối với công tác bảo tồn các loài chim và thú. Các vấn đề về bảo tồn Dân cư sinh sống xung quanh khu bảo tồn Pà Cò - Hang Kia là cộng đồng người H’Mông ở tỉnh Hoà Bình (Trần Lê Hùng et al. 1994). Ngoài ra phía nam khu bảo tồn còn có cộng đồng người Thái. Phá rừng canh tác nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến mất thảm thực vật tự nhiên trong khu bảo tồn. Các giá trị khác Động Hang Kia, xã Hang Kia và chợ của người H’Mông ở xã Pa Cò đã thu hút một số khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm làng du lịch Mai Châu ở phía đông. Rừng đã cung cấp nhiều sản phẩm cho người dân sống trong khu vực, những người "tin chắc rằng cuộc sống của họ không thể tách rời khỏi rừng". Các dự án có liên quan Quĩ môi truờng địa phương Hà Lan đang tài trợ một dự án qui mô nhỏ cho ban quản lý khu bảo tồn với các hoạt động tăng cường năng lực cho cán bộ, dự án sẽ kéo dài đến hết tháng 11 năm 2004. Đánh giá nhu cầu bảo tồn Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá. Kế hoạch quản lý Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý. Sự phù hợp với các tiêu chí VCF Pà Cò - Hang Kia hiện không phù hợp để được nhận tài trợ VCF do không đáp ứng được các tiêu chí về tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.
Thể hiện các nhu cầu xã hội Chưa thực hiện báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo Duong Coi (1993) "Investment plan for Hang Kia-Pa Co Nature Reserve, Mai Chau district, Hoa Binh province". Hoa Binh: Hoa Binh Provincial People's Committee. In Vietnamese. Tran Le Huy, Nguyen Van Lan, Nguyen Tuong Van, Pham Quang Thu and Dao Huong Lan (1994) Natural resources and socio-economy of Pa Co and Hang Kia communes in Mai Chau district, Hoa Binh province. Unpublished report to the Renovation of Strategies for Forestry Development Project. | ||||||||||||||||||||||||||||