Khu Đề xuất BTTN A Yun Pa

Tên khác:

Không

Tỉnh:

Gia Lai

Diện tích:

44.268 ha

Tọa độ

1324' - 1338'N, 10830' - 10845'E.

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Tây nguyên

Có quyết định của Chính phủ:

Không

Đã thành lập Ban quản lý:

Không

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Không

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

A, B

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Có


Lịch sử hình thành

A Yun Pa không có tên trong các Quyết định của Chính phủ liên quan đến hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 1997). Tuy vậy BirdLife International và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và (FIPI) đã đề xuất thành lập một khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích là 37.800 ha vùng đông nam tỉnh Gia Lai sau khi tiến hành rà soát lại hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam (Wege et al. 1999). Dựa trên kết quả khảo sát thực địa cho vùng được thực hiện vào tháng 4 năm 2000, BirdLife International và FIPI đã xây dựng báo cáo ỎNghiên cứu khả thi Thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên  A Yun PaÕ. Trong báo cáo trên đã đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên A Yun Pa với diện tích là 44.268 ha, và vùng đệm của khu bảo tồn là 54.190 ha (Trần Quang Ngọc et al.2001).

Ngay sau đó UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi Bộ NN&PTNT yêu cầu đưa A Yun Pa vào hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam (Trần Văn Thiệu, 2001). Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch đầu tư và ban quản lý vẫn chưa được xây dựng và thành lập. A Yun Pa có tên trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT (Cục Kiểm Lâm, 2003), với diện tích là 30.000 ha.

Địa hình và thủy văn

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên A Yun Pa nằm trên địa giới hành chính của 4 xã: Ia Tul, Chư Mố và Ia K’Đam huyện A Yun Pa, và Ia R’Sai huyện Krông Pa. Vùng đệm khu bảo tồn bao gồm diện tích còn lại của 4 xã trên, cùng với xã Ia Broái, huyện A Yun Pa và xã Chư R Căm, huyện Krông Pa. Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên nằm trên vùng núi thấp chuyển tiếp giữa cao nguyên Đà Lạt ở phía nam và cao nguyên Kon Tum ở phía bắc. Vùng đề xuất có địa hình được nâng cao dần từ 150 m ở thung lũng sông Ba phía tây nam đến trên 1200 m ở phía đông bắc trên ranh giới với tỉnh     Phú Yên.

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên duy trì nguồn nước cung cấp cho một số hệ thống suối chính trong vùng như Ia Tul, Ia Rsai. Các suối này đều đổ vào sông Ba là một trong những sông chính của tỉnh Gia Lai. Sông Ba chảy bao phía tây khu đề xuất sau đó theo hướng đông nam và đổ ra biển ở Thị xã Tuy Hòa.  

Đa dạng sinh học

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên có 40.120 ha rừng tự nhiên, tương đương 91% tổng diện tích toàn khu. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên của khu bảo tồn đã bị tác tộng bởi các hoạt động khai thác chọn gỗ của lâm trường hoặc người dân địa phương, tuy nhiên ở phần lớn diện tích, tầng tán rừng ít bị thay đổi. Hiện tại rừng trong khu đề xuất vẫn chịu tác động bởi các hoạt động khai thác gỗ trái phép, mặc dầu vậy với diện tích lớn rừng tự nhiên còn lại khu đề xuất A Yun Pa vẫn là nơi có sinh cảnh phù hợp cho hầu hết các loài động vật, thực vật đã từng tồn tại trong vùng, và nếu có loài nào nào bị tuyệt chủng trong vùng thì nguyên nhân có lẽ là do khai thác và săn bắn quá mức mà không phải là nơi sống bị mất hoặc suy thoái (Trần Quang  Ngọc et al. 2001).

Khu đề xuất có ba kiểu thảm thực vật chính: rừng rụng lá trên đất thấp, rừng nửa rụng lá đất thấp, và rừng thường xanh núi thấp. Ngoài ra rừng ven sông suối xuất hiện như kiểu sinh cảnh phụ của hai kiểu trên, kiểu phụ sinh cảnh này có tỷ lệ cây thường xanh lớn hình thành nên các quầy tụ thực vật khác nhau và là sinh cảnh quan trọng của nhiều loài động vật (Lê Trọng Trải, 2000, Trần Quang Ngọc, 2001). Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên  A Yun Pa nằm trong vùng chuyển tiếp giữa rừng rụng lá vùng Trung Tây Nguyên và rừng thường xanh vùng duyên hải miền Trung. Sự chuyển tiếp được thể hiện qua các kiểu rừng tự nhiên là kết quả của quá trình luân phiên giữa khí hậu khô nóng và ẩm ướt của đông Trường Sơn và tây Truờng Sơn.

Trong thời gian khảo sát thực địa do BirdLife/FIPI thực hiện, đã ghi nhận tổng số 439 loài thực vật bậc cao có mạch cho vùng đề xuất, trong đó bao gồm chín loài bị đe dọa trên toàn cầu là: Anisoptera costata, Dalbergia cochinchinensis, D. oliveri, Dipterocarpus alatus, D. baudii, Hopea ferrea, H. odorata, Mangifera minutifolia và Shorea roxburghii. Ngoài ra một số loài đặc hữu Việt Nam cũng được ghi nhận ở đây như: Croton dongnaiensis và C. maieuticus (Trần Quang Ngọc et al. 2001).

Tổng cộng có 27 loài thú, 147 loài chim đã ghi nhận cho khu đề xuất này. Trong đó có sáu loài thú bị đe dọa toàn cầu là Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina, Voọc vá Pygathrix nemaeus, Gấu ngựa Ursus thibetanus, Hổ Panthera tigris, Sơn dương Naemorhedus sumatraensis và Nhím Hystrix brachyura và hai loài chim bị đe dọa toàn cầu là Công Pavo muticus và Bồ câu nâu Columba punicea.

Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên A Yun Pa có tầm quan trọng Quốc gia đối với bảo tồn Công. Một nghiên cứu cứu gần đây về hiện trạng và nhu cầu vùng sống của Công thực hiện ở tỉnh Đăk Lăk cho thấy Công xuất hiện với mật đọ cao nhất ở sinh cảnh rừng rụng lá trong phạm vi có bán kính cách nguồn nước là 2 km và cách khu định cư trên 2 km (Brickle et al. 1998). Khu đề xuất A Yun Pa có 16.070 ha kiểu sinh cảnh rừng rụng lá nêu trên, so với 12.300ha của vườn Quốc Gia York Đôn (Brickle et al. 1998, Trần Ngọc Quang et al. 2001). Điều này liên quan đến sự phong phú của Công ở hai khu này, vì vậy khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên A Yun Pa cũng là khu có ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồn Công, ít nhất cũng là ngang bằng với Vườn Quốc gia York Đôn  (Trần Ngọc Quang et al. 2001).

Các vấn đề bảo tồn

Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên A Yun Pa đã và đang bị đe dọa từ nhiều hoạt động khác nhau của con người. Hiện tại mối đe dọa lớn nhất và đặt bẫy. Đặc điểm địa hình khu đề xuất không hiểm trở, thung lung suối rộng, rừng thưa tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tiếp cận vào rừng, kể cả những vùng sâu. Kết quả khảo sát thực địa do BirdLife/FIPI thực hiện cho thấy sự phong phú của nhiều loài động vật, bao gồm Nai Cervus unicolor, Lợn rừng và các loài Linh trưởng đã bị suy giảm mạnh trong vòng 10 qua. Các mối đe dọa đi kèm với săn bắn là cháy rừng, lửa thường được dùng để đốt rừng dồn thú hoặc phát quang đường  (Trần Quang Ngọc et al. 2001).

Mối đe dọa lớn khác là khai thác gỗ. Trước đây các lâm trường đã khai thác gỗ ở một phần diện tích khu đề xuất. Hiện nay các lâm trường trong vùng đều đã ngừng khai thác, tuy vậy rừng khu đề xuất vẫn đang phải chịu tác động bởi các hoạt động khai thác chọn gỗ khá phổ biến của người dân địa phương. Các hoạt động khai thác gỗ tập trung trong mùa khô và thường giới hạn ở các loài có giá trị kinh tế như Trắc Dalbergia cochinchinensis, Cẩm lai D. oliveri, Giáng hương quả to Pterocarpus macrocarpus, Gụ mật Sindora siamensis Đinh Markhamia stipulata. Tất cả các loài trên  đều đang bị khai thác quá mức. Sự có mặt của số lượng lớn người tham gia khai thác gỗ trộm trong rừng làm tăng thêm các mối đe dọa khác như săn bắn, cháy rừng (Trần Quang Ngọc et al. 2001).

Phá rừng làm nương rẫy hiện tại không phải là mối đe dọa lớn đến rừng trong khu bảo tồn. Tuy vậy, sức ép của phá rừng để canh tác nông nghiệp, cùng với săn bắn, và khai thác gỗ có thể sẽ tăng trong tương lai do tăng trưởng dân số trong vùng. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở vùng đệm hiện tại là 2.6%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ tăng tự nhiên  trên toàn quốc. Hiện tại, di cư vào vùng đệm chiếm tỉ lệ không đáng kể, tuy nhiên hiện tượng di dân vào vùng đệm trong tương lai có thể sẽ tăng cao do các dự án phát triển vùng và kế hoạch di dân kinh tế mới vào vùng đệm, sẽ làm tăng thêm sức ép đối với tài nguyên rừng và đa dạng sinh học khu bảo tồn (Trần Quang Ngọc et al. 2001).

Trong báo cáo Nghiên cứu Khả thi  Thành lập khu Bảo tồn Thiên nhiên A Yun Pa đã đề xuất quy hoạch 12.721 ha diện tích rừng thuộc phần lâm trường Chư Mố quản lý vào khu bảo tồn thiên nhiên A Yun Pa. Sự chuyển đổi này là cần thiết cho việc thành lập khu bảo tồn sau này (Trần Quang Ngọc et al. 2001).   

Các giá trị khác

Rừng thuộc khu đề xuất có vai trò quan trọng việc bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng địa phương và phòng hộ sông Ba. Chức năng này càng trở nên quan trọng hơn nếu như trong tương lai  các công trình thuỷ lợi trên các suối xuất phát từ khu bảo tồn được xây dựng nhằm mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước  ở vùng đệm (Trần Quang Ngọc et al. 2001).

Các dự án có liên quan

Các xã vùng đệm có diện tích lớn đất bằng phù hợp cho sản suất nông nghiệp. Tuy nhiên, tiềm năng này hiện chưa được khai thác hết, năng suất cây trồng hạn chế do thiếu nguồn nước tưới, đặc biệt vào mùa khô. Để phát triển đầy đủ tiềm năng sản xuất nông nghiệp của vùng hạn chế do thiếu nguồn nước tưới, đặc biệt vào mùa khô. Để phát triển tiềm năng sản xuất nông nghiệp của vùng, huyện Krông Pa và A Yun Pa đã xây dựng các dự án phát triển các vùng đệm như: dự án  Xây dựng trung tâm cụm xã la R Sai, Chư R Căm và Ia Sươm  và kế hoạch xây dựng dập suối  Ia Thum. Tính đến thời điểm giữa năm 2001, chưa có dự án nào được triển khai (Trần Quang Ngọc et al. 2001).

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được tiến hành đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Kế hoạch quản lý chưa được xây dựng.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

A Yun Pa hiện không phù hợp với các mục đích đầu tư của CVF do khu vực chưa có các biện pháp quản lý bảo vệ phù hợp.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

 

AII

VN024 - A Yun Pa

BI

Đề xuất rừng đặc dụng

BII

Bảo tồn thiên nhiên

BIII

Thuộc sự quản lý của UBND tỉnh

CI

 

CII

 

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa thực hiện báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

 

B

 

C

 

D

 

Tài liệu tham khảo

Brickle, N. W., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh, Nguyen Thai Tu Cuong and Hoang Van San (1998) The status and distribution of Green Peafowl Pavo muticus in Dak Lak province, Vietnam. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme.

Le Trong Trai and Tran Quang Ngoc (2000) "Summary of field survey and assessment of two proposed protected areas in Gia Lai province". Unpublished report to Birdlife International Vietnam Programme and the Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese.

Tordoff, A. W. and Tran Quang Ngoc (2000) Rapid field Survey of south-east Gia Lai province and south-west Lam Dong province, Vietnam. Unpublished report to BirdLife International Vietnam Programme and the Forest Inventory and Planning Institute.

Tran Quang Ngoc, Tordoff, A. W., Hughes, R. Vu Van Can and Le Van Phong (2001) "A feasibility study for the establishment of A Yun Pa Nature Reserve, Gia Lai province, Vietnam". Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme and the Forest Inventory and Planning Institute. In Vietnamese.

Tran Van Thieu (2001) Results of inventory and analysis of Special-use Forests system in Gia Lai province: draft report. Unpublished report to the Strengthening Protected Area Management in Vietnam Project.


Click here to download pdf file