Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt

Rừng Động Châu-Khe Nước Trong thiên đường để bảo tồn loài Mang lớn Muntiacus vuquangensis ở Việt Nam?

Được biết ở Việt Nam, cho đến nay Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt (Việt Nature) tiền thân của tổ chức BirdLife International Vietnam Programme là cơ quan duy nhất ghi nhận được những hình ảnh của loài Mang lớn trong tự nhiên qua chương trình bẫy ảnh.

Mang lớn một loài thú móng guốc đặc hữu của giải Trường Sơn, chỉ phân bố ở Viet Nam và Lào. Loài này được mô tả là một loài mới cho khoa học vào năm 1994 ở Việt Nam thông qua một mẫu sừng và phần xương trán thu thập được ở Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh, Việt Nam. Kể từ khi phát hiện đến nay không một nhà khoa học nào hoặc một chuyên gia động vật hoang dã nào nhìn thấy chúng ở ngoài thiên nhiên hoang dã. Đây là loài thú cùng có chung số phận với nhiều loài thú khác ở Việt Nam do nạm săn bắn, bẫy bắt quá mức. Trước tình trạng này, kết quả đánh giá gần đây nhất vào tháng 6 năm 2016 của IUCN đã nâng cấp bị đe dọa của loài này từ Nguy cấp (EN) lên Rất Nguy cấp (CR) tương đương với cấp bị đe dọa của loài Saola hiện nay. CR là cấp bị đe dọa cao nhất trước khi loài này rơi vào cấp bị tuyệt chủng trong tự nhiên, giống như loài Tê giác Java ở Viet Nam.

Hình ảnh Mang lớn đầu tiên do bẫy ảnh ghi nhận được vào ngày 26 tháng 2 năm 2009 tại VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đak Lak. Đây là kết quả của dự án GEF/World Bank do BirdLife International Vietnam Programme thực hiện (Ảnh 1).

Với nhiều nỗ lực bẫy ảnh tìm kiếm loài Gà lôi lam mào trắng (GLLMT), đặc hữu của miền trung Việt Nam, phân bố từ tỉnh Hà Tĩnh vào tới tỉnh Thừa Thiên Huế. Cho đến nay chương trình bẫy ảnh của Việt Nature vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào về sự tồn tại của GLLMT trong tự nhiên nhưng đã ghi nhận được tới 70 loài động vật hoang dã, trong đó có tới 19 bị đe dọa trong sách đỏ của IUCN ở các mức độ khác nhau. Trong số đó có loài Mang lớn chỉ duy nhất ghi nhận ở vùng dự án của Việt Nature-Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tổng số 72 ảnh Mang lớn do bẫy ảnh chụp được, ở 6 điểm khác nhau và 8 cá thể khác nhau. Trong đó có một đực trưởng thành (Ảnh 2), 6 con cái và một con non đi kèm theo con mẹ (Ảnh 3 và 4).

Ông Lê Trọng Trải, chuyên gia động vật học và quy hoạch bảo tồn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt, đánh giá “Rừng Động Châu-Khe Nước Trong (Khe Nước Trong) có thể là nơi lý tưởng, duy nhất của giải rừng đất thấp miền trung Việt Nam đang lưu giữ quần thể quan trọng nhất của loài Mang lớn ở Việt Nam. Nơi đây có tầm quan trọng bảo tồn mang tầm quốc tế nên cần phải ưu tiên bảo vệ và giữ gìn cho Việt Nam và quốc tế”.

Chương trinh bẫy ảnh của Việt Nature vẫn đang được tiếp tục và mở rộng ở miền trung Việt Nam. Hy vọng sẽ tìm kiếm được nhiều bằng chứng xác thực về các loài động vật hoang dã quý hiếm để cung cấp thông tin và định hướng cho công tác quy hoạch bảo tồn của Việt Nam.

Giant Muntjac-cys-2009Ảnh 1: Mang lớn Muntiacus vuquangensis (con đực) bẫy ảnh ở VQG Chư Yang Sin năm 2009

????????????????? Ảnh 2: Mang lớn (con đực) bẫy ảnh ở Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (năm 2014)????????????????Ảnh 3: Mang lớn (con cái) bẫy ảnh ở Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (năm 2014)?????????????????Ảnh 4: Mang lớn (con cái) và con non bẫy ảnh Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (năm 2014)